Muôn mặt đời trai bao
“Cao ráo, đẹp trai, lại có học vấn như mày thì thiếu gì việc mà phải làm cái nghề đốn mạt ấy” - lời nói của cậu bạn thân làm Minh im lặng, sởn gai ốc nghĩ về những chuyện “kinh khủng” hơn 3 năm "ăn chung ở cùng" với các chàng trai khác.
Muôn hình vạn trạng đời “trai bao”
Ra trường với tấm bằng đại học loại khá, Minh như con thiêu thân lao đi tìm chỗ làm, với mong muốn tìm được một công việc ổn định, “bám trụ” lại đất Hà Thành. Mặc dù hồ sơ đã rải khắp nơi, nhưng vận may vẫn không mỉm cười với Minh.
Buồn chán, thất vọng, Minh lang thang xin vào làm chân bán hàng ở một quán bar. Không hiểu Minh lân la tỉ tê thế nào mà được một anh chàng Tây “xịn” đang làm ở một công ty liên doanh “cưu mang”. Ngay từ buổi đầu nói chuyện, Minh đã biết tên này là “xăng pha nhớt”, nhưng đang buồn chán, lại chưa có việc làm, Minh cũng thử cho vui nên chấp nhận theo chàng về… dinh. Cuộc sống đầy đủ, sáng nhà hàng, tối ngồi bốn bánh dạo hết pub, bar, Minh dần dần chẳng thiết đi làm nữa và trở thành “trai bao” lúc nào không hay.
Quốc Khánh hành nghề “trai bao” từ khi mới 16 tuổi. Trước đây, Khánh là một đứa trẻ đánh giầy, thuộc lòng từng con phố, ngóc ngách ở Hà Nội. Một lần, Khánh gặp một “cô ba” bóng gió nhờ về nhà đánh hộ mấy đôi giày. Vừa bước vào nhà, Khánh đã bị “cô” sờ nắn. Ban đầu, cậu còn hoảng sợ, nhưng khi nghe giọng “cô” dỗ ngon ngọt, hứa trả tiền hậu hĩnh thì cậu tặc lưỡi bỏ qua.
Sau lần đó, hành tuần, Khánh thường xuyên lui tới “ổ” để cùng “cô” tâm sự. Vì muốn có thật nhiều tiền để chi tiêu và gửi về cho gia đình, Khánh đã dọn ra thuê nhà và sống với “cô” như vợ chồng và trở thành "trai bao" từ đó.
Nhưng khổ nỗi “cô” cũng không có nghề ngỗng gì, phải sống phụ thuộc vào túi tiền của gia đình và từ vài vụ tổ chức cá độ bóng đá nên không thể đáp ứng tài chính cho Khánh. Thế là Khánh “dỗi”, từ đó tập tành ăn chơi lân la các quán bar, sàn nhảy để có cơ hội cặp với “gay ngoại” nhiều tiền.
Chỉ bằng vài câu tiếng bồi học lỏm mà Khánh “thả mồi bắt bóng” cùng lúc những ba chàng Tây. Thỉnh thoảng, “cô ba” lại lần mò tìm đến chỗ nhà trọ Phúc thuê ở, bắt gặp “người trong mộng” một thời của mình “ân ái” với bọn Tây balô, “cô” không kìm được cơn ghen. Ba máu sáu cơn nổi lên, “cô” vừa chửi vừa xắn “váy” định đánh nhau với anh chàng Tây lực lưỡng. Không biết bao đêm cả cái ngõ nhỏ đó náo loạn cả lên bởi những trò ghen tuông, hét hò của đám “giai gái” lẫn lộn này.
Khi không thể quay về…
Những “cảnh đời trai bao” giờ đây không còn là chuyện hiếm nữa khi không phải ai đến với nghề này cũng do hoàn cảnh cả. Có rất nhiều trai bao là con nhà khá giả, nhưng vì muốn sống khác thường, nên họ “thử xem nó ra sao”, đến lúc muốn dứt ra cũng không được.
Là con út của một đại gia chuyên về thầu xây dựng ở Quảng Ninh nên Giang chưa bao giờ phải sống trong cảnh thiếu thốn, vất vả. Tuy không đẹp trai, tài giỏi nhưng Giang rất khéo ăn khéo nói, lại cực kỳ nhiều “chiêu” khiến không chỉ các em mà các anh cũng “say” như điếu đổ.
Muốn chứng tỏ đẳng cấp, Giang thường cùng đám bạn đến các vũ trường để “chọn hàng”. Hàng loạt chiêu bài “nhử mồi, thả câu” khiến các công tử, cậu ấm khác gắn với Giang như “nam châm hút sắt”.
Chơi bời nhiều cũng chán, Giang biết kiểu gì cũng phải kiếm một cô tử tế, con gái nhà lành để còn lập gia đình và tiếp quản công ty của bố. Những tưởng anh chàng đã thoát khỏi cuộc sống thác loạn để tu tỉnh sau khi làm đám cưới với Mai - vừa tốt nghiệp đại học sắp trở thành cô giáo.
Ai ngờ, một trong số bạn tình cũ gửi những tấm ảnh sex của Giang để đe dọa với đòi hỏi duy nhất được… tiếp tục quan hệ với cậu. Để giữ hình ảnh của mình trước gia đình, công ty, Giang chấp nhận cuộc sống “đồng sàng dị mộng” với anh bồ “chung thủy” đó.
Còn rất nhiều những bi hài xoanh quanh những anh chàng trót sa chân vào đời “trao bao”. Sung sướng cũng nhiều mà nhục nhã, cay đắng cũng không ít. Chỉ biết khi muốn có một làm việc, sống bình thường thì đã quá muộn cho họ để quay về.