Ngày 20-6, Hội thảo về An ninh biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức. Hội thảo quy tụ nhiều quan chức, chuyên gia hàng đầu của Mỹ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo chương trình nghị sự, hội thảo diễn ra trong 2 ngày 20 và 21-6 tập trung vào 4 vấn đề chính: đánh giá quyền lợi và vị trí của các bên tại biển Đông, cập nhật những diễn biến gần đây ở biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ cấu và cơ chế an ninh biển hiện thời tại biển Đông, đề xuất chính sách tăng cường an ninh trong khu vực. Theo CSIS, hội thảo diễn ra trước Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong tháng 7 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào tháng 10 và trong bối cảnh có mối quan tâm lớn về an ninh trên biển Đông.
Trong 2 ngày hội thảo, có bài phát biểu chào mừng của nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Negroponte, hiện là giảng viên Khoa quan hệ quốc tế thuộc Viện Jackson, Đại học Yale. Bên cạnh là các bài tham luận của: giáo sư Tô Hạo thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc; ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ủy ban An ninh chính trị thuộc ban Thư ký ASEAN; Đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal; ông Robert M.Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng thuộc Văn phòng chính sách Nam và Đông Nam Á của Bộ Quốc phòng Mỹ; giáo sư Carlyle A.Thayer; tiến sĩ Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore; Henry Bensurto, Tổng thư ký Trung tâm Hàng hải và Đại dương Philippines thuộc Bộ Ngoại giao Philippines… Về phía Việt Nam có các bài tham luận của giáo sư Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển Đông thuộc DAV và luật gia Nguyễn Duy Chiến, thành viên Trung tâm Nghiên cứu biển Đông. <TABLE border=0 cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=center> <TR> <td> </TD></TR> <TR> <td class=Image> Biểu diễn đàn tranh trên đảo Trường Sa của Việt Nam. </TD></TR></TABLE>
Theo ông, Ernest Bower, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc CSIS, các nước trong khu vực biển Đông có thể giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông thông qua EAS, ASEAN, ARF… Họ không cần phải đứng về phe này phe nọ. Trong một bài viết đăng trên tờ Eurasia Review, tác giả Aileen S.P. Baviera thuộc Đại học Philippines cho rằng, tình hình trên biển Đông hiện nay cho thấy rất bức thiết có Bộ Quy tắc Ứng xử biển Đông (COC) để tránh xung đột. Quyền lợi hợp pháp của các nước trên biển Đông cần phải được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán. Cần chấm dứt việc đe dọa về quân sự hoặc gây áp lực trong xác nhận chủ quyền, phục hồi môi trường đối thoại xây dựng. Việt Nam, Philippines cũng như ASEAN làm hết sức mình để xây dựng sự đồng thuận về vấn đề biển Đông và khẳng định cơ chế đa phương trong giải quyết tranh chấp cũng như đi tới COC. Tại Hội nghị về Công ước LHQ về Luật biển mới đây, trước tình hình căng thẳng tại biển Đông, Tổng thư ký Trung tâm Hàng hải và Đại dương Philippines Henry Bensurto cũng kêu gọi Trung Quốc và ASEAN hãy tôn trọng bản Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại biển Đông – DOC, được ký kết năm 2002, đặc biệt là điều khoản nói về việc các bên phải tự hạn chế các hoạt động làm phức tạp tình hình, gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định tại biển Đông.
Trong diễn biến có liên quan, theo AFP, ngày 20-6 Singapore đã kêu gọi Trung Quốc công khai hơn về phạm vi tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, cho rằng sự nhập nhằng của Bắc Kinh đang gây quan ngại cho quốc tế. Bộ Ngoại giao Singapore ra tuyên bố cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng chính Trung Quốc cũng có lợi trong việc làm rõ hơn chủ quyền tại biển Đông do sự nhập nhằng đã gây quan ngại nghiêm trọng trong cộng đồng hàng hải quốc tế. Singapore không tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và cũng không đưa ra quan điểm về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hay tuyên bố chủ quyền của những nước khác ở biển Đông. Tuy nhiên, là quốc gia thương mại lớn, Singapore có lợi ích quan trọng trong mọi điều gây ảnh hưởng tới tự do hàng hải tại mọi tuyến đường biển quốc tế, kể cả các tuyến đường trên biển Đông”. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi tàu Hải Tuần 31 của Trung Quốc cập cảng |